Kinh tế - xã hội Hồng_Dân

Kinh tế

Đồng lúa chín ở huyện Hồng Dân

Năm 2019, Đảng bộ cùng với nhân dân huyện Hồng Dân đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, kế hoạch tốc độ tăng trưởng được xác định từ đầu năm tăng từ 8 - 8,5% so với cùng kỳ, kết quả thực hiện cuối năm 10,46%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại - dịch vụ: Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 63,22%; công nghiệp - xây dựng chiếm 9,5% và khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 27,18%. Tổng giá trị sản xuất năm 2019 (theo giá so sánh 2010) đạt trên 4.090 tỷ đồng, tăng 9,62% so với cùng kỳ. Hồng Dân có 8/8 xã đạt 19/19 tiêu chí.

Tổng giá giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá chậm, giá trị sản xuất 688 tỷ 296 triệu đồng, đạt 77% kế hoạch (kế hoạch 890 tỷ 435 tiệu đồng). Công tác mắc điện kế tiếp tục được quan tâm thực hiện, đã mắc điện kế mới 679 hộ, nâng tổng số hộ sử dụng điện an toàn từ các nguồn 25.785/25.944 hộ, đạt 99,38%, đồng thời thi công hoàn thành và đang tiến hành nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng 22 tuyến điện; các làng nghề, ngành nghề truyền thống duy trì hoạt động ổn định.

Qua đó, tạo bước đà cho kế hoạch năm 2020, tiếp tục đầu tư hạ tầng nông thôn, chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường nhất là vấn đề xử lý rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hướng đến nền nông nghiệp sạch.

Ông Duy cho biết, trong thời gian tới huyện sẽ tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững ở cả 2 vùng mặn, ngọt, ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, gắn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Chủ động thu hút mời gọi đầu tư, huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ.

Tổng giá trị sản xuất năm 2019 của huyện đạt trên 4.090 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp đội ngũ cán bộ các cấp phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đồng thời, cũng kiến nghị với UBND tỉnh phân bổ cân đối nguồn vốn trực tiếp cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao trong năm 2020 cho huyện, nhất là vốn để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng để phục vụ dân sinh trên địa bàn huyện.[7]

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồng Dân là vùng căn cứ địa cách mạng của Tỉnh ủy Bạc Liêu. Trong chiến tranh huyện bị tàn phá hết sức nặng nề, hy sinh nhiều sức người, sức của, sau giải phóng kết cấu hạ tầng của huyện hầu như không còn gì, đi lại chủ yếu bằng đường thủy, kinh tế - xã hội còn thấp kém, sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa là chủ yếu.

Bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, huyện đã tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đã xây dựng 104 công trình đường nhựa liên ấp với tổng chiều dài 370 km và 303 cây cầu bê tông cốt thép phục vụ cho nhân dân đi lại dễ dàng trong 2 mùa mưa nắng, sau năm 2010 đã hoàn thành chương trình xây dựng các tuyến đường ôtô về trung tâm các xã, Quốc lộ Phụng Hiệp – Cà Mauđường Hồ Chí Minh đi qua Huyện Hồng Dân góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh trong thời kỳ hội nhập. Các chính sách xã hội đối với người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc Khmer được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện khá tốt; giải quyết kịp thời các chính sách cho các đối tượng; được hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở và các chính sách hỗ trợ khác từ các chương trình mục tiêu.

Huyện đã vận động các loại quỹ gần 10 tỷ đồng, xây dựng 245 căn nhà tình nghĩa, 4.500 căn nhà tình thương, hỗ trợ xây dựng 199 căn nhà theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ và cấp 1.013 suất học bổng cho các học sinh thi đỗ vào các trường đại học, với tổng số tiền là 228,7 triệu đồng.

Bên cạnh đó, công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm được cấp ủy chính quyền các cấp dồn sức thực hiện và đạt được kết quả tốt, đã đào tạo nghề cho 1.374 lao động, giải quyết việc làm mới hàng năm cho gần 3.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%. Bằng nhiều biện pháp và nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo vượt khó vươn lên, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm từ 23,36% năm 2000 xuống còn 7% năm 2010.

Ngày nay, tỷ trọng của các khu vực kinh tế trong GDP của huyện như sau: Nông nghiệp 60,7%, công nghiệp và xây dựng 10,4%, thương nghiệp và dịch vụ 28,9%.

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 7-8%. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân từ 14-15%. Tổng thu nhập 2211 tỷ 937 triệu đồng (bình quân đầu người 20.470.000 đồng - tương đương 984USD)

Huyện còn có 22.541 ha nuôi trồng thủy sản. Trong đó 550 ha nuôi cá, có 15.839 ha tôm - lúa, có 6.702 ha nuôi tôm - cua - cá. Ngoài ra còn có 15 ha dứa, 100 ha mía, 1.505 ha dừa.

Hồng Dân có thế mạnh về nghề truyền thống thu hút hơn 10.000 lực lượng lao động, như: đan lát, chầm lá, dệt chiếu, nghề rèn, mộc, làm bánh tráng.

Xã hội

Giáo dục

Hệ thống trường học được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa. Toàn huyện có 44 trường học: 3 trường THPT, 9 trường THCS, 20 trường TH và 12 trường Mầm non. Có 26/44 trường học đạt chuẩn Quốc gia đạt tỉ lệ 59,1%.

Y tế

Các trạm y tế đều có bác sĩ về phục vụ, có 9/9 trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia; đầu tư xây dựng hoàn thành Bệnh viện đa khoa với 100 giường.

Bưu chính viễn thông

Mạng lưới bưu chính viễn thông được mở rộng, bình quân 4,9 hộ dân/máy điện thoại.

Văn hóa

Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98,3%; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được phát triển.

Quốc phòng

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.